Giá heo hơi hôm nay 10.5.2024: Liệu có vượt qua 65.000 đồng/kg?
Các cầu thủ của Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM đã có những pha ghi bàn ấn tượng, tạo nên chiến thắng với tỷ số cách biệt 7-0 trước đội Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM, tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Chia sẻ về niềm vui chiến thắng này, cựu cầu thủ CLB Cảng Sài Gòn, HLV Nguyễn Văn Tuấn dẫn đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM từ mùa 2024 đến nay cho biết, đội bóng luôn giữ vững tinh thần và coi mỗi trận đấu đều là trận chung kết. Ở trận đấu thuộc nhóm 6, bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM), đội Trường ĐH Bách khoa sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.Đội Trường ĐH Nông Lâm luôn là cái tên đáng gờm trong màn tranh đấu giành vé vào vòng play-off.Vạch trần 'chiêu' mạo danh để tuyển dụng, lừa tiền sinh viên: Địa phương vào cuộc
Trưa 6.2, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SIC giảm giá vàng miếng SJC thêm 2 lần ở chiều mua vào thêm 800.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với giá đầu giờ sáng lên 1,3 triệu đồng/lượng, xuống còn 86,9 triệu đồng/lượng. Ở chiều bán ra, Công ty SJC giảm thêm 600.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày là 1,1 triệu đồng/lượng, xuống còn 90,1 triệu đồng/lượng.Các đơn vị kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC xuống nhanh. Tập đoàn Doji giảm thêm 500.000 đồng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày lên 1 triệu đồng mỗi lượng, xuống 87,2 triệu đồng ở chiều mua vào. Trong khi đó, chiều bán ra của Tập đoàn Doji chỉ giảm 300.000 đồng/lượng, nâng mức giảm trong ngày lên 800.000 đồng/lượng, còn 90,4 triệu đồng. Tương tự, Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng giảm giá mua vào vàng miếng nhanh hơn so với bán ra, tương ứng ở mức 500.000 đồng và 300.000 đồng, xuống còn 87,2 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 90,4 triệu đồng… Lực bán vàng miếng SJC chốt lời trên thị trường khiến giá vàng sụt giảm nhanh. Trong khi kim loại quý trên thị trường thế giới vẫn xoay quanh mức giá 2.860 - 2.870 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC hiện cao hơn thế giới 2,7 - 3 triệu đồng/lượng. Dù vậy độ rủi ro về giá trên thị trường gia tăng. Chính vì giá mua giảm nhanh hơn giá bán dẫn đến chênh lệch gia tăng, giá bán cao hơn mua vào lên 3,2 triệu đồng/lượng thay vì 3 triệu đồng/lượng trước đó.Tương tự, giá vàng nhẫn trên thị trường cũng sụt giảm vào đầu chiều 6.2, bị "thổi bay" từ 200.000 - 300.000 đồng mỗi lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vàng nhẫn còn 87,2 triệu đồng, bán ra 90,35 triệu đồng. Còn Công ty Phú Quý có giá bán ra rời khỏi mức 90 triệu đồng, xuống còn 89,8 triệu đồng, chiều mua vào còn 87,1 triệu đồng. Tập đoàn Doji có giá mua vàng nhẫn ở mức 87 triệu đồng, bán ra còn 90,4 triệu đồng. Công ty SJC mua vào với giá 86,9 triệu đồng, bán ra 89,9 - 90 triệu đồng… Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng nhẫn từ 2,7 - 3 triệu đồng/lượng
Điều gì khiến game thủ 'mê mẩn' Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới?
Ngày 10.1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, thi hành lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Hoàng Anh Đức (44 tuổi) hiện là Phó giám đốc Công ty Vicem thương mại xi măng, để điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản điều 222 bộ luật Hình sự.Theo Công an tỉnh Quảng Ninh, thời điểm phạm tội của ông Hoàng Anh Đức khi còn là Tổng giám đốc Công ty cổ phần xi măng Hạ Long. Các lệnh, quyết định tố tụng đã được Viện KSND tỉnh Quảng Ninh phê chuẩn.Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố 8 bị can trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần xi măng Hạ Long. Trong đó, các bị can bị khởi tố gồm: Vũ Văn Tặng, Phó tổng giám đốc; Nguyễn Văn Chuẩn, Trưởng phòng Vật tư; Nguyễn Thị Thảo, cán bộ Phòng Vật tư.Ngoài ra, 2 bị can là Hà Văn Tiến, Lương Đức Huy bị khởi tố về tội mua bán trái phép hóa đơn và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; 3 bị can còn lại là Phạm Thị Thắm, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Tuyến bị khởi tố về tội mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.Quá trình điều tra của Công an tỉnh Quảng Ninh cho thấy, từ năm 2018 - 2021, Công ty cổ phần xi măng Hạ Long triển khai thực hiện các gói thầu mua sắm, cung cấp vật tư cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, Vũ Văn Tặng, Phó tổng giám đốc công ty đã không tuân thủ đúng quy định, mà đã đồng ý cho cấp dưới là Hà Văn Tiến, Quản đốc phân xưởng sản xuất, và Lương Đức Huy, Phó quản đốc Phân xưởng sản xuất, mua sắm hàng hóa, vật tư thiết bị trước.Sau đó, Vũ Văn Tặng đã chỉ đạo Nguyễn Văn Chuẩn, Trưởng phòng Vật tư và Nguyễn Thị Thảo, là cán bộ Phòng Vật tư, phối hợp cùng với các đối tượng khác hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu.Hành vi của các đối tượng là làm khống chứng từ để thể hiện Công ty cổ phần thiết bị điện Thống Nhất trúng thầu và nâng khống giá trị hàng hóa đối với các gói thầu nêu trên, nhằm mục đích trục lợi, gây thiệt hại lớn cho Công ty cổ phần xi măng Hạ Long.Trước đó, ngày 27.6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế xảy ra tại Công ty cổ phần thiết bị điện Thống Nhất, Công ty Minh Nhật, Công ty An Khang, Công ty Bình Minh và đơn vị có liên quan.Quá trình điều tra xác định các công ty trên đã xuất bán khoảng hơn 1.000 tờ hóa đơn giá trị gia tăng khống, với tổng giá trị ghi trên hóa đơn khoảng hơn 100 tỉ đồng, nhằm hợp thức việc đấu thầu của Công ty cổ phần xi măng Hạ Long.Công ty cổ phần xi măng Hạ Long có vốn điều lệ là 1.942 tỉ đồng; trong đó vốn nhà nước chiếm 82,69%. Trong giai đoạn 2018 - 2023, đơn vị này đã lỗ lũy kế gần 5.000 tỉ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
Theo Tom'sHardware, Intel hiện gặp khó khăn về tài chính và hiệu suất trong những năm qua và nhiều đồn đoán đã xuất hiện về tương lai của công ty này. Gần đây nhất, có thông tin cho rằng Broadcom đang quan tâm tới việc mua lại mảng kinh doanh sản phẩm của Intel. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ được cho là đang cân nhắc việc yêu cầu TSMC vận hành mảng sản xuất của Intel Foundry thông qua một liên doanh giữa Intel và nhà sản xuất chip Đài Loan. Tuy nhiên, một trở ngại lớn mà nhiều người bỏ qua chính là thỏa thuận cấp phép chéo rộng rãi giữa Intel và AMD, theo phân tích từ Digits-to-Dollars.Thỏa thuận cấp phép chéo giữa AMD và Intel (bao gồm nhiều thỏa thuận khác nhau, gần nhất được ký vào năm 2009) cho phép cả hai bên sử dụng bằng sáng chế của nhau và tránh các vụ kiện tụng về vi phạm sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận này bao trùm toàn bộ danh mục sản phẩm của cả hai, từ CPU, GPU cho tới các công nghệ khác. Nhờ đó, AMD có thể sản xuất bộ xử lý dựa trên kiến trúc x86 với các phần mở rộng tập lệnh của Intel, trong khi Intel có thể tích hợp các sáng tạo của AMD vào các sản phẩm của mình.Tuy nhiên, thỏa thuận cũng đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt. Cả hai không được phát triển bộ xử lý tương thích với ổ cắm hoặc bo mạch chủ của đối phương. Đặc biệt, thỏa thuận sẽ chấm dứt ngay lập tức nếu một trong hai công ty bị sáp nhập, mua lại hoặc tham gia vào liên doanh làm thay đổi quyền sở hữu. Khi đó, hai bên bắt buộc phải đàm phán lại các điều khoản cấp phép mới.Không chỉ bao gồm kiến trúc tập lệnh x86 và các phần mở rộng như SSE, AVX, thỏa thuận còn bao phủ cả các công nghệ GPU, DPU và FPGA. Do đó, nếu thỏa thuận bị hủy bỏ, gần như toàn bộ sản phẩm của AMD và Intel sẽ bị ảnh hưởng, buộc hai công ty phải thương lượng lại.Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu AMD có thực sự muốn ký kết một thỏa thuận tương tự với Broadcom hay không. Broadcom, từ một công ty chủ yếu nổi tiếng với các giải pháp mạng và công nghệ không dây, hiện đã mở rộng sang lĩnh vực lưu trữ, an ninh mạng và phần mềm hạ tầng. Đặc biệt, Broadcom đang nổi lên như một nhà phát triển hàng đầu về bộ xử lý AI tùy chỉnh, hợp tác với hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn.Việc mua lại mảng CPU từ Intel sẽ giúp Broadcom trở thành đối thủ mạnh mẽ của AMD, đặc biệt trong bối cảnh Broadcom đang sở hữu cả CPU lẫn bộ xử lý AI. Điều này khiến Broadcom trở thành mối đe dọa lớn hơn với AMD so với Intel - công ty hiện chưa có chiến lược AI rõ ràng.Mặc dù có ý kiến cho rằng AMD có thể yêu cầu Broadcom hỗ trợ trong cuộc chiến với Nvidia bằng cách phát triển các giải pháp kết nối "thân thiện với AMD", nhưng ưu tiên hiện tại của Broadcom dường như là củng cố vị thế trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi công ty đang thiếu mảng CPU. Một khi sở hữu mảng kinh doanh CPU, Broadcom nhiều khả năng sẽ tập trung vào việc phát triển nền tảng AI trung tâm dữ liệu của riêng mình thay vì hỗ trợ AMD.Nhìn chung, nếu thương vụ Broadcom và Intel diễn ra, AMD sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, không chỉ trong việc cạnh tranh với Intel mà còn với một đối thủ mới mạnh mẽ hơn trong thị trường công nghệ cao.
Theo bước chân tình nguyện: Sân chơi xanh trong lòng thành phố
Ngày 20.3, tại hội nghị quán triệt, triển khai các kết luận, nghị quyết, nghị định, kế hoạch của Trung ương và TP.Đà Nẵng về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trên địa bàn, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đã có những thông tin đáng chú ý về tiến độ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.Theo Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh, nhiều năm qua, các dự án, đất đai tại thành phố vướng không ít khó khăn do liên quan đến các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Giai đoạn 2012 - 2020, TP.Đà Nẵng có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ và 3 bản án hình sự phúc thẩm. Thực hiện các kiến nghị của thanh tra, Đà Nẵng đã huy động nhiều nguồn lực và quyết liệt triển khai các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại gặp phải những vướng mắc, ảnh hưởng nhất định, bởi những vấn đề, nội dung kiến nghị rất phức tạp, tồn tại nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ; chưa có quy định pháp luật và cơ chế, chính sách để xử lý.Từ thực tiễn đó, từ năm 2022 đến nay, TP.Đà Nẵng đã tích cực vào cuộc, chủ động rà soát, tham mưu Chính phủ trình Trung ương giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc kéo dài. Ngày 30.11.2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 170 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại các tỉnh, thành, gồm: TP.HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Và sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn triển khai chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội. Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện, ông Lê Trung Chinh cho hay, thành phố đã thành lập 3 tổ công tác để điều hành, chỉ đạo và trực tiếp nghiên cứu, đề xuất để tháo gỡ các nội dung vướng mắc. Đến nay, các tổ công tác của thành phố đã hoạt động, quyết tâm, chủ động triển khai nhanh và hiệu quả Kết luận của Bộ chính trị và Nghị quyết của Quốc hội; bước đầu đạt được một số kết quả.Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng thông tin một số kết quả ban đầu đối với 4 nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Cụ thể, về công tác rà soát, sao lục hồ sơ liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) chủ trì, tiến hành rà soát, sao lục hồ sơ gốc. Đến nay, đã đạt khoảng 90% hồ sơ, dự kiến hoàn thành rà soát trong tháng 4.2025.Đối với nhóm nhiệm vụ về xác định lại giá đất để truy thu nghĩa vụ tài chính về ngân sách Nhà nước đối với các khoản thất thu, miễn giảm, UBND TP.Đà Nẵng đã thống nhất được 3/11 báo cáo phương án thu nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT sớm thực hiện công tác báo cáo kiểm toán nhà nước theo trình tự tháo gỡ.Trong công tác chỉ đạo đối với nhóm xử lý, thu hồi đối với những dự án, diện tích đất trên bán đảo Sơn Trà không đủ điều kiện, có vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, an ninh quốc phòng, ông Lê Trung Chinh cho hay, đã chỉ đạo Sở Xây dựng lấy ý kiến các đơn vị để tổng hợp trình UBND thành phố hủy bỏ các sơ đồ ranh giới đối với 5 dự án chưa thực hiện giao đất. Đối với 15 dự án còn lại, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT tổng hợp, cung cấp thông tin hồ sơ pháp lý đến các sở, ngành có liên quan để căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quản lý nhà nước của các đơn vị để thực hiện rà soát. Về bản án liên quan đến dự án Khu phức hợp thương mại và dịch vụ sân vận động Chi Lăng, hiện nay UBND TP.Đà Nẵng đã lấy ý kiến Bộ Xây dựng về việc thống nhất đối với hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện thành phố tiếp tục triển khai các bước tiếp theo.Đề cập đến 5 nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho hay đã ban hành 113 quyết định thu hồi số tiền 5%, 10% tiền sử dụng đất trong tổng số 254 trường hợp và đang xem xét 96 dự thảo quyết định thu hồi 5%, 10% tiền sử dụng đất.Sở NN-MT đang rà soát 39 đơn từ nhà đầu tư thứ cấp không đồng ý nộp tiền nghĩa vụ tài chính phát sinh theo kết luận thanh tra. Về việc xử lý các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng trong quá trình triển khai gia hạn tiến độ sử dụng đất (Kết luận số 34/KL-TTCP ngày 8.1.2019), UBND thành phố đã ban hành quyết định gia hạn đối với 113 khu đất. Trong đó, năm 2024 thực hiện gia hạn 12 khu đất; UBND các quận, huyện đang tiến hành kiểm tra 172 khu đất các cá nhân.Về nội dung xử lý ở dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa và dự án Khu biệt thự Suối Đá - lô L09, UBND thành phố đã giao Sở NN-MT rà soát quy hoạch đất, công trình quốc phòng, quy hoạch điều chỉnh 3 loại rừng, đa dạng sinh học, quy hoạch du lịch, môi trường; rà soát toàn bộ thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, báo cáo đề xuất trong tháng 3.2025.Về thực hiện các thủ tục quy trình thu hồi dự án 181 ha, ông Chinh cho hay, tháng 2.2025, UBND TP.Đà Nẵng đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, hướng dẫn UBND thành phố xử lý. Về thực hiện bản án số 346/HSPT ngày 13.6.2019, liên quan đến khu đất có diện tích 3.264 m2 tại đường Ngô Quyền (thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, đã chỉ đạo ngành chức năng cùng UBND Q.Sơn Trà khẩn trương thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu từ đất "Trường mầm non" sang "Thương mại dịch vụ" trong tháng 3.2025.